Trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng cao và Việt Nam đang cam kết hướng tới Net Zero trong năm 2050 càng làm tăng nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng xanh. Việc đầu tư vào hệ thống điện năng lượng mặt trời dành cho doanh nghiệp và nhà máy đang dần trở nên phổ biến như là giải pháp cung cấp năng lượng xanh, sạch và bền vững. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu những lợi ích cho doanh nghiệp khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.
- Định nghĩa về điện năng lượng mặt trời:
Điện năng lượng mặt trời là nguồn điện được tạo ra từ ánh sáng mặt trời thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời. Quy trình chuyển đổi năng lượng này bắt đầu khi ánh sáng mặt trời hay các tia năng lượng photon chiếu vào các tấm pin và được chuyển hóa thành dòng điện một chiều (DC). Dòng điện một chiều (DC) này sẽ chạy qua biến tần (Inverter) và biến thành dòng điện 2 chiều (AC). Dòng điện xoay chiều này sau đó được cung cấp cho các thiết bị điện sử dụng hoặc hòa vào lưới điện quốc gia.

Hiện tại năng lượng mặt trời đang dần trở thành giải pháp thông dụng để chuyển hóa thành điện năng nhờ vào các ưu điểm nổi trội so với năng lượng hóa thạch như sạch, tái tạo, không gây ô nhiễm, ổn định và có thể sử dụng ở nhiều địa điểm khác nhau. Thêm vào đó là xu hướng toàn cầu hóa hiện nay bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn nhiên liệu sạch càng làm cho việc áp dụng điện mặt trời vào trong sản xuất và làm việc càng là điều cần thiết.
- Lợi ích khi doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời:
Tiết kiệm chi phí:
Đây là lợi ích quan trọng nhất cũng như mục đích của các doanh nghiệp khi tìm đến điện mặt trời. Nhờ vào việc tự chủ nguồn điện sản xuất ra từ hệ thống năng lượng mặt trời cho sản xuất và kinh doanh mà không phụ thuộc vào mạng lưới điện quốc gia, doanh nghiệp có thể giảm đáng kể hóa đơn điện mỗi tháng, đặc biệt trong giờ cao điểm khi giá điện tăng cao.
Giá điện vào giờ cao điểm hiện tại là 4800 đồng/kWh (theo bảng giá điện kinh doanh, quyết định 2699/QĐ-BCT của bộ công thương), điều này càng làm cho hệ thống điện năng lượng mặt trời phát huy tối đa hiệu quả tiết kiệm tiền điện cho các doanh nghiệp sử dụng. Từ đó thời gian hoàn vốn đầu tư hệ thống ban đầu cũng được rút ngắn xuống chỉ 4-5 năm.
Thêm vào đó, sử dụng điện mặt trời còn giúp cho doanh nghiệp tăng tính ổn định về tài chính nhờ bảo vệ doanh nghiệp trước những biến động về giá điện trên thị trường. Việc tiết kiệm chi phí điện cho sản xuất cũng giúp gia tăng khoảng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tăng tính cạnh tranh:
Ứng dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời còn giúp nâng cao giá trị hình ảnh của doanh nghiệp. Trong khi các tổ chức khác sử dụng điện hòa lưới từ quốc gia, việc một doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch sẽ định hình hình ảnh doanh nghiệp xanh, sạch và bền vững trong mắt công chúng. Điều này tác động tích cực đến nhận diện thương hiệu của tập đoàn và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp sử dụng điện năng lượng mặt trời cho sản xuất các mặt hàng sản phẩm thường sẽ dễ dàng thu hút khách hàng hơn. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm và tin dùng các sản phẩm và dịch vụ đến từ các doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường xung quanh. Việc họ ủng hộ sản phẩm cũng như một phần góp vào việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
Ổn định nguồn điện:
Nhờ vào tính tự chủ và ít phụ thuộc vào điện lưới quốc gia, hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ giúp doanh nghiệp tự sản xuất, tự tiêu thụ lượng điện năng cần thiết cho các hoạt động. Ngoài ra điện mặt trời còn giúp ổn định nguồn cung điện vì doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng bởi các sự cố trên lưới điện như mất điện hay sụt áp.
Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời cũng giúp bảo vệ thiết bị điện hiệu quả vì hệ thống này sẽ giúp duy trì một mức điện áp ổn định, từ đó có thể tránh các trường hợp hư hỏng do sụt áp hoặc tăng áp gây ra.
- Chi phí đầu tư ban đầu và thời gian hoàn vốn:
- Thông thường chi phí để hoàn thiện hệ thống điện năng lượng mặt trời công suất 1MWP rơi vào khoảng 12-13 tỷ vào năm 2023. Chi phí này thường dao động tùy vào công suất lắp đặt và chất lượng của các thành phần. Thông thường tỷ lệ chi phí dành cho các thành phần của hệ thống sẽ là tấm pin năng lượng mặt trời khoảng 60%, Inverter khoảng 20%, hệ thống cân bằng (khung & giá đỡ) khoảng 10%, thiết bị ngoại vi (hộp nối & tủ điện) và nhân công là 5%.

- Đối với thời gian hoàn vốn, nếu hệ thống có công suất là 1MWP thì thời gian hoàn vốn thường từ 4.5-5 năm. Ngoài ra, các hệ thống năng lượng mặt trời hiện tại có tuổi thọ từ 25-30 năm nên các doanh nghiệp sẽ thu lại một khoảng lợi nhuận đáng kể sau khi thu hồi được chi phí ban đầu.
- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian hoàn vốn gồm có:
- Tổng chi phí đầu tư ban đầu
- Các ưu đãi của chính phủ như giảm thuế hoặc giá mua điện mặt trời (FIT)
- Hiệu suất hệ thống
- Sản lượng điện mặt trời
- Mức độ bức xạ mặt trời tại vị trí lắp đặt
- Quy trình lắp đặt:
Sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin về hệ thống điện năng lượng mặt trời và doanh nghiệp bạn đang tham khảo các đơn vị thi công và lắp đặt uy tín, hãy lựa chọn VAS với quy trình dịch vụ được thiết kế vô cùng chi tiết và kỹ lưỡng bao gồm 4 bước:
- Khảo sát và tư vấn: Ở bước này chúng tôi sẽ giới thiệu các giải pháp, thiết bị và công nghệ có thể cung cấp cho nhà máy & doanh nghiệp. Sau đó, VAS sẽ đề xuất giải pháp hiệu quả nhất phù hợp với nhu cầu và điều kiện của nhà máy (công suất tối đa có thể lắp đặt & sản lượng dự kiến mà hệ thống có thể cung cấp).
- Thiết kế hệ thống: Các chuyên viên kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm sẽ tiến hành các khảo sát thực địa, kiểm tra các điều kiện môi trường nhằm thu thập dữ liệu cho các tính toán tối ưu hệ thống. Kết quả sẽ được tính toán kỹ lưỡng, thiết kế hệ thống và đưa ra điểm hòa vốn cho chủ đầu tư nhà máy.
- Lắp đặt và vận hành: Ở giai đoạn này, VAS sẽ tiến hành thi công trực tiếp và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống. Chúng tôi sẽ tiến hành các phần việc gồm: Giám sát thi công, đảm bảo tiến độ và nghiệm thu bàn giao hệ thống với chủ đầu tư.
- Bảo hành, bảo trì: Chúng tôi sẽ hướng dẫn vận hành, chuyển giao công nghệ, giúp khách hàng hiểu rõ và làm chủ hệ thống. Tiếp theo, VAS sẽ hỗ trợ theo dõi và giám sát hệ thống định kỳ. VAS cam kết bảo hành thiết bị, hiệu suất và hỗ trợ kỹ thuật lâu dài.

- Kết luận:
Việc chuyển đổi sang năng lượng sạch không chỉ là một xu hướng mà còn là một nhu cầu cấp thiết. Với hệ thống điện năng lượng mặt trời, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí đáng kể mà còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hình ảnh thương hiệu và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Đây là một khoản đầu tư thông minh mang lại lợi ích lâu dài. Hãy để VAS đồng hành cùng bạn trên hành trình xanh hóa doanh nghiệp. Liên hệ hotline: 0766666480 ngay để được tư vấn và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời với mức giá ưu đãi nhất!